Độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ

08/04/2021 - 14:29

Mức độ nguy hại hay rủi ro cho con người do nguồn phóng xạ gây ra rất khác nhau tùy thuộc vào loại hạt nhân phóng xạ, dạng vật lý, hóa học và hoạt độ của nguồn phóng xạ. Với các nguồn phóng xạ dạng khí, dạng lỏng và dạng bột nếu không được quản lý tốt về mặt an toàn và an ninh sẽ có nguy cơ làm cho con người bị hít phải, ăn phải, uống phải sẽ dẫn đến bị chiếu xạ bên trong cơ thể con người rất nguy hiểm…

picturepicture

Hình nguồn phóng xạ kín (trái) và nguồn phóng xạ hở (phải)

Mức độ nguy hại hay rủi ro cho con người do nguồn phóng xạ gây ra rất khác nhau tùy thuộc vào loại hạt nhân phóng xạ, dạng vật lý, hóa học và hoạt độ của nguồn phóng xạ. Với các nguồn phóng xạ dạng khí, dạng lỏng và dạng bột nếu không được quản lý tốt về mặt an toàn và an ninh sẽ có nguy cơ làm cho con người bị hít phải, ăn phải, uống phải sẽ dẫn đến bị chiếu xạ bên trong cơ thể con người rất nguy hiểm.

2/ Phân loại mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ

Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã xây dựng hướng dẫn phân loại nguồn phóng xạ theo 5 mức khác nhau theo thứ tự mức độ nguy hại giảm dần, cao nhất là loại I và thấp nhất là loại V. Việc phân loại này dựa trên tỷ số A/D, trong đó A là hoạt độ tổng cộng của nguồn phóng xạ và D là hoạt độ đặc trưng của hạt nhân làm nguồn phóng xạ.

Loại nguồn

Hình thức sử dụng phổ biến

A/D

I

+ Máy phát nhiệt điện sử dụng đồng vị phóng xạ
+ Nguồn phóng xạ dùng cho cơ sở chiếu xạ công nghiệp
+ Nguồn phóng xạ dùng trong thiết vị xạ trị từ xa
+ Nguồn phóng xạ dùng trong dao mổ gamma

Từ 1000 trở lên

II

– Nguồn phóng xạ dùng trong chụp ảnh công nghiệp
– Nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát liều cao và trung bình

Trong khoảng từ 10 đến 1000

III

– Thiết bị đo công nghiệp cố định sử dụng nguồn phóng xạ hoạt độ cao
– Thiết bị đo giếng khoan

Trong khoảng từ 1 đến 10

IV

Thiết bị xạ trị áp sát liều thấp
– Thiết bị đo công nghiệp không sử dụng nguồn phóng xạ hoạt độ cao
– Thiết bị đo mật độ xương
– Thiết bị khử tĩnh điện

Từ 0,01 đến 1

V

Thiết bị xạ trị áp sát liều thấp điều trị mắt
– Thiết bị huỳnh quang tia X
– Thiết bị bắt electron
– Nguồn phóng xạ sử dụng trong phổ kế Mossbauer
– Nguồn phóng xạ dùng để kiểm tra thiết bị chẩn đoán hình ảnh PET

Nhỏ hơn 0,01 hoặc hoạt độ A dưới mức miễn trừ

 

  • Nguồn loại I: Nguồn loại này cực kỳ nguy hiểm cho con người. Nguồn loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh sẽ gây tổn thương lâu dài cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong vài phút. Nguồn loại này có thể gây chết người nếu tiếp xúc trong khoảng vài phút đến một giờ.

 

  • Nguồn loại II: Nguồn loại này rất nguy hiểm cho con người. Nguồn loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh sẽ gây tổn thương lâu dài cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong thời gian ngắn từ vài phút đến vài giờ. Nguồn phóng xạ loại này có thể gây chết người nếu tiếp xúc trong khoảng vài giờ đến vài ngày.

 

  • Nguồn loại III: Nguồn loại này cũng nguy hiểm cho con người. Nguồn loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh sẽ gây tổn thương lâu dài cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong thời gian nhiều giờ. Nguồn phóng xạ loại này có thể gây chết người, tuy nhiên với xác suất rất thấp, nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần.

 

  • Nguồn loại IV: Nguồn phóng lại loại này có xác suất thấp gây nguy hiểm cho con người. Xác suất thấp là nguồn phóng xạ loại này có thể gây tổn thương lâu dài cho con người. Tuy nhiên, nguồn phóng xạ loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh thì cũng có thể, mặc dù xác suất thấp, gây tổn thương tạm thời cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong thời gian nhiều giờ hay ở gần nó trong nhiều tuần.

 

  • Nguồn loại V: Phần lớn là không nguy hiểm cho con người. Không người nào có thể bị tổn thương bởi nguồn phóng xạ loại này.

picturepicture

Hình nhóm nguồn phóng xạ được phân loại trên nhãn thông tin

 

picturepicturepicture

Hình một số tổn thương điển hình của nguồn phóng xạ gây ra

3/ Dấu hiệu nhận biết nguồn phóng xạ

Mặc dù có nhiều nguồn phóng xạ khác nhau nhưng tất cả các nguồn phóng xạ đều có biểu trưng cảnh báo là ba cánh quạt màu đen trên nền vàng bên trong hình tam giác hoặc không có nền. Đây là dấu hiệu nhận dạng riêng của nguồn phóng xạ mà Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế IAEA quy định.

Ngoài ra, IAEA và Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) cũng xây dựng các biểu trưng cảnh báo mới cho nguồn phóng xạ nhằm cảnh báo cho mọi người ở bất cứ đâu về các nguy hiểm có thể khi ở gần với nguồn phóng xạ lớn. Biểu trưng mới sẽ giúp để giảm thiểu các nguy cơ chết người và các tổn thương nguy hiểm không cần thiết do việc chiếu xạ ngẫu nhiên của các nguồn phóng xạ lớn. Nó không thay thế, mà chỉ là cảnh báo bổ sung cho Biểu trưng cảnh báo với 3 cánh quạt màu đen trên nền vàng nêu trên.

picturepicture

TOPに戻る

Khách hàng