Đổi mới sáng tạo – Giải pháp nâng cao năng suất doanh nghiệp Việt
31/05/2021 - 09:53
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng được hình thành trên nền tảng thành tựu vượt bậc của cuộc cách mạng thứ ba, xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa – rô bốt, và kết nối vạn vật Internet. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới đã tạo nên những thay đổi rất lớn trong phát triển kinh tế toàn cầu. Cuộc cách mạng này đang loại bỏ dần ưu thế của kinh nghiệm, phương thức quản trị tự phát và mô hình kinh doanh cũ.
Với sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, chắc chắn cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế của Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã nhận định rằng cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đem lại cơ hội cho Việt Nam thu hẹp dần khoảng cách về năng suất với các nước. Tuy nhiên, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, khi nền sản xuất công nghiệp dựa vào gia công và thâm dụng lao động đang chiếm phần lớn trong trong các doanh nghiệp sản xuất.
Trong nền công nghiệp 4.0, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy nâng cao năng suất là rất cần thiết để giúp các doanh nghiệp đón đầu công nghệ mới, đưa cuộc cách mạng công nghiệp thành cơ hội đổi mới cho doanh nghiệp khi việc ứng dụng các công nghệ thông tin và tự động hóa các quá trình kinh doanh còn yếu ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.
Bên cạnh đó, đổi mới sáng tạo còn có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm chi phí, tăng sự hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng. Đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh mới, tạo ra thị trường mới, thu hút các nguồn lực tài trợ của các đối tác, sử dụng hiệu quả nguồn lực, giảm lãng phí, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời là yếu tố không thể thiếu góp phần tạo thêm việc làm.
Tri thức và sáng tạo đang trở thành yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Các hoạt động ĐMST ngày càng được các quốc gia trên thế giới quan tâm và đầu tư.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định, đổi mới sáng tạo là động lực chính cho phép và thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước theo hướng kinh tế thịnh vượng, bao trùm và bền vững với môi trường; công cụ then chốt trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; cung cấp giải pháp giải quyết các thách thức về kinh tế, xã hội, môi trường đối với thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và hỗ trợ quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia.
Đổi mới sáng tạo được xem là một trong những mục tiêu tăng trưởng phát triển thiên niên kỷ đến năm 2030 tại Việt Nam. Xác định rõ vai trò quan trọng của đổi mới sáng tạo trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, Nghị quyết số 19 của Chính phủ đã khẳng định Việt Nam cần phải “nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực”.
Từ xu thế chung của đất nước, tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp. Hồ Chí Minh cũng có nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong thực tế của đơn vị như: xây dựng cơ sở dữ liệu số về hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhằm tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp có thể tra cứu, cập nhật thông tin cần thiết về hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, các dịch vụ công, dịch vụ KHCN..... Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thu thập, quản lý dữ liệu và giao dịch trên nền tảng Internet ở các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động theo định hướng tại Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/6/2020 về phê duyệt “ Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
-
21/05/2024 - 10:06
Đoàn khối Dân - Chính - Đảng TPHCM tuyên dương 50 tập thể và 61 cá nhân điển hình làm theo lời Bác
-
03/04/2024 - 15:57
-
03/04/2024 - 16:55
Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn bức xạ trong lĩnh vực y tế
-
31/01/2024 - 14:21
Tiêu chí và quy trình kiểm định an toàn và tính năng kỹ thuật lồng ấp trẻ sơ sinh