Nâng cao hiệu quả của hoạt động chứng nhận tại Việt Nam

12/12/2022 - 08:01

Tham dự Hội thảo có ông Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục; ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng, bà Nguyễn Thị Mai Hương – Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy, ông Đoàn Thanh Thọ – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Pháp chế – Thanh tra, ông Trần Quốc Dũng – Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp, cùng đại diện các đơn vị thuộc Tổng cục và các tổ chức chứng nhận.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCĐLCL cho biết: “Chứng nhận là hoạt động kinh doanh có điều kiện, trong quá trình hoạt động có những việc triển khai tốt, cũng có những việc làm chưa tốt, có cả những việc muốn làm tốt nhưng cơ chế chính sách điều kiện thực tiễn chưa hỗ trợ. Bên cạnh đó, hoạt động chứng nhận phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và chủ thể, trong đó có hai chủ thể tương tác rất chặt chẽ với nhau đó là tổ chức chứng nhận và các cơ quan quản lý nhà nước.

Chính vì vậy, hội thảo ngày hôm nay là dịp để các bên có thể trao đổi, thảo luận với mục đích thúc đẩy hoạt động chứng nhận ở Việt Nam có thể tốt lên, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đã và đang gặp phải của cơ quan quản lý cũng như các tổ chức chứng nhận”.

Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Mai Hương – Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy đã có những chia sẻ trong quản lý nhà nước về hoạt động chứng nhận. Theo bà Hương, quản lý nhà nước về hoạt động chứng nhận hiện nay được quy định tại hai Luật là Luật TC&QCKT và Luật CLSPHH. Hai luật này đều quy định các tổ chứng nhận phải thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chứng nhận là hoạt động kinh doanh có điều kiện, được quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP và Nghị định 154/2018/NĐ-CP. Bên cạnh đó, các tổ chức chứng nhận phải thực hiện các quy định về phương thức chứng nhận, về dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy quy định tại Thông tư 28/2012/TT- BKHCN, Thông tư 02/2017/TT-BKHCN, Thông tư 06/2020/TT- BKHKCN.

Cũng theo bà Hương, những thuận lợi hiện nay của hoạt động đánh giá sự phù hợp đó là tạo cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động của các tổ chức ĐGSPH tại Việt Nam và phục vụ quản lý nhà nước đối với SPHH nhóm 2;

Thứ hai là bước đầu chuẩn hóa năng lực và tạo cơ chế bình đẳng cho hoạt động của các tổ chức ĐGSPH; Thứ ba là định hướng phát triển cho hoạt động ĐGSPH phục vụ QLCL SPHH làm nền tảng cho phát triển kinh tế và hội nhập với thông lệ chung của hoạt động ĐGSPH trong khu vực và trên thế giới;

Thứ tư là tổ chức ĐGSPH đạt chuẩn mực quốc tế sẽ là nền tảng cho hoạt động kiểm tra, quản lý chất lượng SPHH trong nước, thúc đẩy sự thừa nhận lẫn nhau về kết quả ĐGSPH giữa các nước trong khu vực, quốc tế; Thứ năm là đã xã hội hóa hoạt động ĐGSPH theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Hoạt động này đã giúp các doanh nghiệp kịp thời kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất, nhập khẩu;

Thứ sáu là đổi mới cơ chế, chính sách, phương thức quản lý chất lượng theo hướng tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước, xác định trách nhiệm và phân công hợp lý giữa các Bộ, ngành địa phương.

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp. Hồ Chí Minh (gọi tắt SMEQ hay Trung tâm) là đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế của tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Trung tâm có chức năng thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi quản lý và thực hiện hiện kiểm định, thử nghiệm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước. Hiện tại trong hoạt động chứng nhận, Trung tâm đã đăng ký hoạt động lĩnh vực chứng nhận sản phẩm hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP thực hiện hoạt động chứng nhận sản phẩm hàng hóa, thiết bị điện –điện tử theo Phương thức 7 phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4:2008/BKHCN và sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2008/BKHCN, chứng nhận sản phẩm hàng hóa, thiết bị điện –điện tử theo Phương thức 1 phù hợp với QCVN 9:2012/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN

TOPに戻る

Khách hàng