Sinh hoạt chuyên đề cách sử dụng mũ bảo hiểm an toàn và đạt quy chuẩn

20/10/2022 - 15:21

Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô,... nhằm đảm bảo an toàn và không bị ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh..

Mũ bảo hiểm có 4 loại sau:

  • Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ;
  • Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ
  • Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ
  • Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ

Tại sao phải đội mũ bảo hiểm đúng cách?

  1. Mũ bảo hiểm có tác dụng bảo vệ, hạn chế tối đa phần chấn thương trên đầu, nhất là chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn. Do vậy, khi chọn mũ bảo hiểm, nên mua các loại mũ đã được kiểm tra, thử nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (thường có dán tem trên mũ). Chỉ có mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng mới có tác dụng bảo vệ cho người đi xe máy khi chẳng may gặp tai nạn rủi ro.
  2. Theo Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á (AIP), đội mũ bảo hiểm đúng cách giúp giảm nguy cơ bị chấn thương sọ não và nguy cơ tử vong. Tỷ lệ này đúng với mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em.
  3. Theo kết quả thu được từ quỹ phòng chống thương vong châu Á tỷ lệ thương vong có thể giảm tới 69% và 42% nguy cơ tử vong nếu bạn và người thân đội nón bảo hiểm đúng cách khi điều khiển xe trên đường

picture

Các bước đội mũ bảo hiểm đúng cách

Ba bước cơ bản để đội mũ bảo hiểm đúng cách, phòng ngừa rủi ro khi tai nạn xảy ra:

  • Bước 1: Chọn loại mũ vừa kích cỡ đầu. Hãy mở dây quai mũ sang hai bên cho thẳng và đội mũ lên đầu sao cho vành dưới mũ song song với chân mày.
  • Bước 2: Chỉnh khóa bên của dây quai mũ sao cho dây quai mũ nằm sát phía dưới thùy tai.
  • Bước 3: Cài khóa nằm ở dưới phía cằm và chỉnh quai mũ sao cho có thể nhét hai ngón tay dưới cằm là được.

Những quy định nhà nước về mũ bảo hiểm

  • Nhận thức được vấn đề quan trọng, Nhà nước đã ban hành quy định về việc xác định tiêu chuẩn, chất lượng của mũ bảo hiểm.
  • Tiêu chuẩn TCVN 5756 mũ bảo vệ dùng cho người đi mô tô xe máy đầu tiên được ban hành lần đầu vào năm 1993.
  • Đến năm 2001, TCVN 5756:1993 được soát xét lại và công bố ban hành năm 2001.
  • Cùng với việc soát xét TCVN 5756:1993 năm 2001, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành thêm TCVN 6979:2001 liên quan đến việc sử dụng mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông trên mô tô và xe máy.
  • Năm 2008, Bộ Khoa học Công nghệ ban hành QCVN 2:2008/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô xe máy. Đến năm 2015, theo đề nghị của Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã đưa vào kế hoạch và triển khai soát xét lại TCVN 5756:2001. Đến năm 2017, TCVN 5756:2017 Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô và xe máy đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố theo quyết định số 2886/QĐ-BKHCN ngày 24/10/2017.
  • Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
  • Hiện nay, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy phải phù hợp với QCVN 2:2008/BKHCN.
  • Kể từ ngày 01/01/2024, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy nhập khẩu và sản xuất trong nước phải đáp ứng các quy định tại QCVN 2:2021/BKHCNtrước khi lưu thông trên thị trường.

Lựa chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn

  1. Khi nói đến mũ đội bảo hiểm thì một điều chắc chắn rằng nó phải đầy đủ tất cả các bộ phận và đạt chất lượng để có thể bảo vệ phần đầu của người sử dụng.
  2. Vỏ mũ
  3. Mũ không đạt chuẩn: Vỏ mũ làm bằng nhựa mỏng, giòn, dễ vỡ khi va chạm mạnh, những mũ giả thường được thiết kế theo kiểu thời trang ( lưỡi trai, mũ rộng vành, mũ phớt,…)
  4. Mũ đạt chuẩn: Vỏ mũ làm bằng nhựa tốt, dày, cứng, nhựa ABS, nhựa PVC, bề mặt nhẵn mịn, khó vỡ ngay cả khi va đập, thường theo những kiểu truyền thống.
  5. Kính chắn gió: Kính mũ hiểm là một trong những bộ phận có hay không tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, nên chọn mũ có kính bởi chúng bảo vệ rất tuyệt vời cho đôi mắt và vùng da mặt cho bạn.
  6. Chịu được lực tác động theo thử nghiệm quy chuẩn của Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia. Nếu kính có bị vỡ thì các mảnh vỡ không được tạo thành các mảnh nhọn có góc nhỏ hơn 60 độ.
  7. Hệ số truyền sáng không được nhỏ hơn 85% theo quy chuẩn chính thức.
  8. Xốp làm mũ
  9. Là một bộ phận hấp thụ và chịu được lực từ vỏ mũ truyền vào bên trong. Vậy nên nó có thể bảo vệ phần đầu cho người sử dụng khi có tai nan hay va chạm xảy ra.
  10. Tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng với tính năng có thể cách nhiệt với môi trường. Mặc cho thời tiết nắng nóng nhưng vẫn giữ cho bên trong mũ được thông thoáng.

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thành phố Hồ Chí Minh đang cung cấp dịch vụ thử nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng của mũ bảo hiểm theo QCVN 2:2008/BKHCN và QCVN 2:2021/BKHCN. Kết quả thử nghiệm chính xác với chi phí hợp lý!

TOPに戻る

Khách hàng