Sự cần thiết khi đội mũ bảo hiểm

04/08/2021 - 08:27

Theo Thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia về tai nạn giao thông 12 tháng của năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/12/2020), toàn quốc xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804 người.

Có khoảng 14,000 người thiệt mạng mỗi năm ở Việt Nam do tai nạn giao thông. Người đi xe máy chiếm tỉ lệ cao (khoảng 59%) trong các vụ va chạm giao trông trên cả nước. Đặc biệt số ca tai nạn giao thông xảy ra ở độ tuổi từ 15 đến 49.

       1. Nguyên nhân chính của những vụ tai nạn giao thông là không đội mũ bảo hiểm và sử dụng mũ kém chất lượng

       2. Giải pháp chọn mua mũ bảo hiểm phù hợp với bản thân

Dựa theo những đặc tính của từng dòng mũ bảo hiểm mà lựa chọn ra dòng phù hợp nhất với bản thân mình. Từ đó bạn sẽ hoàn toàn thoải mái về việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

Mũ bảo hiểm nửa đầu: Mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ. (Hình 1b). Đây là loại mũ được dùng phổ biến nhất, mặc dù mức độ bảo vệ không cao nhưng sẽ hỗ trợ phần nào khi không may có sự cố xảy ra. Những loại mũ này được khá nhiều người ưa chuộng vì độ thoải mái, gọn nhẹ và thời trang, thích hợp với những người di chuyển ở quãng đường ngắn, hay di chuyển trong thành phố.

Mũ bảo hiểm ba phần tư: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ (Hình 1b). Dòng mũ này cũng có chức năng bảo vệ phần đầu cho bạn rất cao, được tích hợp thêm kính chắn gió, và là loại mũ được nhiều người ưa chuộng, nhất là đối với các bạn trẻ.

Mũ này không quá cồng kềnh như các loại mũ cả đầu, cũng không đơn điệu như mũ nửa đầu, thích hợp với những người thường xuyên phải di chuyển trên quãng đường xa, đường không xấu, nếu các phượt thủ thì nên chọn các loại mũ có tích hợp thêm kính chắn gió . Tuy nhiên do thiết kế trùm kín tai nên sẽ gây khó khăn cho những người muốn sử dụng tai nghe có dây hoặc không dây.

 Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ (Hình 1c) là mũ bảo hiểm có chức năng bảo vệ an toàn toàn bộ phần đầu, những phần dễ bị tổn thương khi va chạm như hộp sọ, trán, thái dương, gáy.

Mũ bảo hiểm che cả đầu , tai và hàm : mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ (Hình 1d). là mũ bảo hiểm có chức năng bảo vệ an toàn nhất cho toàn bộ phần đầu, những phần dễ bị tổn thương khi va chạm như hộp sọ, trán, thái dương, cằm, gáy.

Thế nhưng chiếc mũ này có hình thức khá lớn nên nhiều người sẽ e ngại. chiếc mũ này phù hợp với những người thường xuyên di chuyển đường xa, các phượt thủ hay người điều khiển xe mô tô, xe phân khối lớn.

Để tránh việc bị gió táp vào mặt, bụi bặm gây cảm giác buồn ngủ khi lái xe hoặc, bị ù tai khi di chuyển với tốc độ cao.

picture

Hình 1: Các loại mũ hiện tại     

       3. Các bước đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy đúng cách

Bước 1: Lựa chọn phù hợp

Bạn có thể nghĩ chọn mũ, chỉ cần đội vừa đầu, màu sắc hay kiểu dáng mình thích là được rồi. Nhưng mũ bảo hiểm là đồ dùng sẽ bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm khi tham gia giao thông, nên các tiêu chí không thể chỉ đơn giản như chọn một chiếc mũ đi nắng.

Nguyên tắc đầu tiên để đội mũ đúng cách đó là chọn mũ đúng size với đầu của mình, không rộng mà cũng không chật quá. Nếu quá chật, sẽ gây khó chịu và cản trở lưu thông khí; còn nếu đội quá rộng thì khi có sự cố xảy ra, chiếc mũ sẽ 

không thể bảo vệ được phần đầu của bạn. Đội mũ bảo hiểm quá chật sẽ gây khó chịu và hạn chế lưu thông khí

Bước 2: Đội mũ sao cho vành mũ song song chân mày

Để cho tầm nhìn của bạn được rõ và thoáng nhất khi đi đường, đảm bảo cho phần đầu trước của bạn được bảo vệ tốt khi có va chạm xảy ra. Do đó, bạn cần đội mũ sao cho vành mũ song song với chân mày và cách chân mày khoảng cách hai đốt ngón tay.

Đối với trẻ em trong bước 2 này đó là vành mũ song song và cách chân mày chỉ một đốt ngón tay, thì mới vừa với trẻ.

Bước 3: Điều chỉnh quai mũ cho phù hợp

Phần quai mũ là phần cần được chú trọng nhất. Để đảm bảo được đúng tiêu chuẩn, chất lượng tốt, mũ cần được điều chỉnh quai sao cho chắc chắn, ôm sát phần thùy tai.

Cách kiểm tra độ vừa vặn của mũ đó là: Bạn dùng hai ngón tay đưa xuống phía dưới cằm và luồn 2 ngón tay vào phía trong dây đeo. Nếu thấy vừa vặn, đó chính là bạn đã điều chỉnh được dây đeo để đội mũ đúng cách.

Bước 4: Kiểm tra lại độ cố định

Với bước này, bạn cần lưu ý đến hai yếu tố lớn nhất đó là:

Không được đội mũ quá rộng hoặc quá chật

Chọn size mũ theo kích thước của đầu mình. Mũ bảo hiểm cũng có các size như S, M, L, XL, XXL…

Muốn biết đầu mình thuộc size nào thì bạn lấy một cái thước dây, sau đó đặt dây vòng quanh trán, cách phía trên mắt khoảng 4 cm để đo chu vi vòng đầu của bạn, rồi lấy số đo đó so với bảng Size của từng nhà sản xuất.

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp. Hồ Chí Minh (SMEQ) có năng lực thử nghiệm đầy đủ các phép thử nêu tại QCVN 02:2008/BKHCN như kiểm tra khối lượng, kiểm tra ngoại quan, kiểm tra kích thước và phạm vi bảo vệ, thử độ bền va đập và hấp thu xung động, thử độ bền đâm xuyên, thử quai đeo, thử độ ổn định của mũ, đo góc nhìn, thử kính chắn gió và kiểm tra hệ số truyền sáng. Trung tâm  thực hiện thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước; thử nghiệm hợp quy cho doanh nghiệp

picture

Hình 2: Thử nghiệm viên của Trung tâm thử nghiệm mũ bảo hiểm

TOPに戻る

Khách hàng