Tại sao cần doanh nghiệp cần làm Hợp Chuẩn - Hợp Quy ?
09/06/2021 - 07:40
Thị trường kinh tế Việt Nam hiện nay là thị trường mở nên một sản phẩm có thể do nhiều nhà sản xuất và tiến hành sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, chính vì lý do đó các nhà sản xuất thường mong muốn sản phẩm bên mình được một tổ chức thứ 3 đánh giá khẳng định về chất lượng để tăng tính cạnh tranh, thu hút người sử dụng. Khi tìm hiểu về việc đánh giá chất lượng sản phẩm sẽ nhận được hai khái niệm là Chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn. Vậy làm thế nào để phân biệt được khi nào thì làm chứng nhận hợp chuẩn, khi nào thì làm chứng nhận hợp quy? Lợi ích khi chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy như thế nào?
1. Tiêu chuẩn là gì? Quy chuẩn kỹ thuật là gì?
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
2. Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Chứng nhận hợp quy là gì?
Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Thử nghiệm viên của SMEQ thử nghiệm sản phẩm dây và cáp điện
Thử nghiệm viên của SMEQ thử nghiệm sản phẩm điện gia dụng
Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc.
Đối tượng chứng nhận: là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
Đánh giá sự phù hợp: Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng. Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định.
Quy trình chứng nhận sản phẩm
Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
3.Tại sao phải xin giấy chứng nhận Hợp chuẩn, Hợp quy sản phẩm?
Thông qua hoạt động đánh giá sự phù hợp các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật tương ứng giúp cho doanh nghiệp kinh doanh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo đặc tính công nghệ kỹ thuật đối với sản phẩm là đồ điện, vải, đồ chơi trẻ em,… qua đó tạo sức cạnh tranh trên thị trường so với các sản phẩm, hàng hóa trong và ngoài nước khác. Giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường.
Đảm bảo các sản phẩm có chất lượng và an toàn từ khâu sản xuất, tiêu thụ và sử dụng
Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường trên thế giới với các thoả thuận thừa nhận song phương và đa phương;
Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Là bằng chứng chứng minh việc tuân thủ các quy định, luật hiện hành, hàng hóa doanh nghiệp có chỉ tiêu kỹ thuật an toàn, chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật tương ứng
Việc Chứng nhận Hợp chuẩn, Hợp quy có mục đích là hướng tới sự an toàn, chất lượng và khẳng định uy tín của Doanh nghiệp trên thị trường. Tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác từ đó nâng cao vị thế của mình trên thị trường kinh doanh sản phẩm có Chứng nhận Hợp chuẩn, Hợp quy.
Ngoài mục đích là tạo lòng tin thì hoạt động Chứng nhận Hợp quy là một hoạt động bắt buộc Doanh nghiệp phải thực hiện trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường. Lưu thông sản phẩm chưa được Chứng nhận hợp quy sẽ bị phạt hành chính và buộc không được tiếp tục kinh doanh sản phẩm đó.
-
10/12/2024 - 15:55
-
12/03/2024 - 15:15
-
03/04/2024 - 15:12
-
03/04/2024 - 16:46
Tại sao các sản phẩm điện, điện tử gia dụng phải công bố, thử nghiệm, Chứng Nhận Hợp Quy?